Gỗ lim là gì? thuộc nhóm mấy và cách nhận biết?

Gỗ lim là một trong bốn loại gỗ tứ thiết của người Việt Nam. Tứ thiết được biết đến theo ý nghĩa về độ bền chắc và độ cứng cao được thị trường Việt Nam ưa chuộng và đón nhận. Bốn loại gỗ đó bao gồm: đinh, lim, sến, táu. Tuy rằng gỗ lim rất phổ biến trong đời sống của người Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết đặc điểm sinh thái của cây gỗ lim và cách phân biệt lim Lào và lim Nam Phi như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin cần thiết về cây gỗ lim và có thể lựa chọn cho mình những món đồ gỗ nội thất phù hợp nhất.

Gỗ lim

Gỗ lim có thể được tìm thấy ở Việt Nam với những cái tên như lim xanh, lim xẹt. Với sức tiêu thụ có ưu thế của của đồ gỗ nội thất thì những loại gỗ này cũng trở nên gần khan hiếm và được nhập khẩu rất nhiều từ Lào với cái tên Lim lào hoặc là Nam Phi với tên lim Nam Phi. Cũng giống như các loại cây lấy gỗ khác cây lim có độ cao có thể trên 30m, thân thẳng, vỏ của chúng thường có màu nâu và khi được khai thác thì có thể dễ dàng lấy đi các mảng hoặc là vẩy của thân cây. Đây là loài cây có tốc độ sinh trưởng chậm và ưa thích được sống trong khí hậu nhiệt đới gió mùa, chúng thích sống trên đất sét và được tìm thấy rất nhiều ở Việt Nam và một số nước khác như là Đài Loan hoặc Trung Quốc. Hiện nay ở Việt Nam cây gỗ lim ngày càng khan hiếm những đồ gỗ nội thất được tạo nên từ loại gỗ này thường được nhập khẩu từ Lào hoặc là Nam Phi và hai loại gỗ này cũng có những ưu điểm riêng biệt trong quá trình tạo nên các loại đồ gỗ nội thất.

Mặc dù sống ở ở hai khu vực khác nhau với những điều kiện khí hậu khác nhau nhưng không thể xét đoán được loại gỗ Nam Phi và Lào thì loại nào tốt hơn? Cả hai đều có những ưu điểm riêng. Lim Lào thì thường biết đến với khả năng chịu lực tốtcó độ bền cao hơn, bạn có thể nhận biết được gỗ lim Lào khi chưa được sơn hoặc phun màu. Chúng thường có màu đỏ và đậm các vân gỗ lim Lào thường nổi võ với những đường viền uốn lượn quanh tâm. Những đường vân gỗ của gỗ lim Nam Phi thường mờ nhạt và có màu nâu sẫm hơn có độ bền cao nên thể tích của gỗ Lim Lào nhiều hơn gỗ lim Nam Phi từ 1,2 cho đến 1,5 lần. Có đầy đủ lý do vì sao gỗ lim là một trong bốn gỗ tứ thiết của người Việt Nam. Bởi những ứng dụng của nó không chỉ ở trong đồ gỗ nội thất mà trong xây dựng như tạo nên các cột, kèo, xà trong các công trình kiến trúc cổ, hoặc trong thủy lợi như để làm tàu thuyền, cầu cống. Trong nội thất được biết đến với những sản phẩm nội thất từ gỗ lim như cửa gỗ, gỗ lát sàn nhà, lát cầu thang, đồ gia dụng.